Nội dung Đoàn nghệ thuật Thần Vận

Hàng năm, chương trình của Thần vận liên tục được tạo mới và biểu diễn trong vòng 2,5 giờ, bao gồm khoảng 20 tiết mục múa cổ điển và múa dân gian Trung Hoa, cũng như các nghệ sĩ hát Opera và các nghệ sĩ độc tấu.[8][15] Trước mỗi biểu diễn, MC song ngữ giới thiệu về tiết mục kế tiếp bằng tiếng Hoa và các ngôn ngữ khác.[8][16]

Vũ Múa

Mỗi công ty lưu diễn bao gồm 60 diễn viên nam và nữ, nhóm vũ múa lớn nhẫn là ở trung tâm sản xuất Thần Vận.[5] Đặc điểm chủ yếu của các chương trình được miêu tả trên website của công ty là "vũ múa cổ truyền Trung Hoa" – một hệ thống vũ múa toàn diện được truyền lại qua hàng ngàn năm và nó được sử dụng rộng rãi trong các kỹ thuật nhào lộn chính xác, các hình thức và tư thế của toàn bộ cơ thể.[17] Thần Vận,[18]

Các tiết mục của Thần Vận dựa trên những câu chuyện từ lịch sử và truyền thuyết Trung Quốc, chẳng hạn như Huyền thoại Mộc Lan,[2] Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận,[19] Tây du ký [20]Truyện Thủy Hử.[21] Nó cũng mô tả "câu truyện của Pháp Luân Công ngày nay."[14][22] Trong thời gian sản xuất năm 2010, lấy ví dụ, ít nhất 2 trong 16 cảnh được miêu tả về "sự đàn áp và diệt chủng Pháp Luân Công" ở Trung Quốc ngày nay, bao gồm việc đánh đập một bà mẹ trẻ cho đến chết và việc bắt các học viên Pháp Luân Công khi họ đi thỉnh nguyện. Ngoài vũ múa cổ truyền Trung Hoa, Thần Vận còn lấy cảm hứng từ tinh thần từ các điệu vũ múa của các nền văn hóa khác như Lô Lô, Mèo, và Mông cổ.[23]

Thần vận miêu tả vũ múa cổ truyền Trung Hoa bao gồm ba phần cốt lõi: vận, dáng và kỹ năng kỹ thuật[4] Kỹ năng kỹ thuật miêu tả các kỹ thuật vật lý của nhảy, lộn và nhảy giữ nguyên tư thế. Hình thức biểu đạt các động tác tinh tế và tư thế tạo nên vũ múa Trung Hoa. Cuối cùng, vận được miêu tả bởi Thần vận là liên quan tới "tinh thần bên trong… một cái gì đó tương tự như di truyền DNA hay đặc trưng của dân tộc", nó cho phép truyền tải trạng thái cảm xúc của người diễn viên. Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận,[24] Bởi vì "vận" trong vũ múa Trung Hoa cổ truyền liên quan tới văn hóa xã hội, phục hồi những điều đã bị "mất trong quá trình" đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, theo biên đạo vũ múa của Thần Vận – cô Vina Leesome.[4] Lee liên hệ rằng các diễn viên phải "hoàn thiện giá trị đạo đức" để "truyền đạt sự siêu việt và sự linh thiêng, đó chính là linh hồn của văn hóa truyền thống Trung Hoa".[25]

Âm nhạc

Vũ múa của Thần Vận có kèm theo một dàn nhạc Tây phương, tích hợp sáo hoàn địch nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc, bao gồm cả đàn tỳ bà, sáo hoàn địch, cổ tranh, và nhiều loại nhạc cụ gõ của Trung Hoa.[8][26] Có màn biểu diễn độ tấu đặc trưng của nhạc cụ Trung Hoa như đàn nhị.[4][15] Xem kẽ giữa các điệu vũ múa là các tiết mục hát Opera mà đôi khi được gọi là các chủ đề về tâm linh và đạo, liên quan đến đức tin của Pháp Luân Công.[8][27] Lấy ví dụ về một buổi biểu diễn năm 2007, bao gồm liên quan đến A dục vương, một vị vua cai trị cả bốn châu lục, một vị Phật, người xoay chuyển bánh xe Pháp.[28]

Công ty có được một số nhạc sĩ rất nổi tiếng, trong đó có ba nghệ sĩ: nghệ sĩ sáo Ninh Phương, nghệ sĩ đàn nhị Mai Xuân và giọng nam cao Quan Quý Mẫn, là những người nhận được giải thưởng "Nghệ sĩ biểu diễn hạng nhất quốc gia" từ Bộ văn hóa Trung Quốc. Trước khi gia nhập Thần Vận, nghệ sĩ Quan Quý Mẫn rất nổi tiếng ở Trung Quốc, ca khúc của ông được làm nhạc nền cho hơn 50 bộ phim và chương trình truyền hình.[29] Triệu Kim Ngọc, [30] Liberty Times, ngày 13 tháng 3 năm 2011. Một biểu diễn khác bao gồm nghệ sĩ đọc tấu Nhị Hồ, Hiểu Xuân Khí.[31]

Trang phục và phông nền

Các diễn viên Thần Vận thường mặc những trang phục tinh xảo, thường kèm theo một loạt các đạo cụ.[4][8] Một số trang phục được thiết kế theo các trang phục truyền thống khác nhau, trong đó miêu tả các nhân vật triều đại cổ xưa của Trung Hoa, của quân đội, hay các nhân vật trong các câu chuyện cổ [4] đạo cụ gồm các khăn tay rực rỡ, trống,[4] quạt, đũa, hoặc những chiếc khăn lụa.[22] Sid Smith,[32], Ngày 28 tháng 2 năm 2008.Mỗi một cảnh trong Thần Vận được đặt trong một bối cảnh phông nền điện tử rất lớn, thường miêu tả các cảnh đồng cỏ Mông Cổ, cung điện, làng quê cổ xưa, chùa hoặc núi.[8][16] Meredith Galante.[33] Business Insider. Ngày 11 tháng 1 năm 2012. Các phông nền không phải chỉ là các tĩnh cảnh mà bao gồm các yếu tố chuyển động được tích hợp theo từng cảnh biểu diễn.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đoàn nghệ thuật Thần Vận http://ahdu88.blogspot.ca/2008_01_01_archive.html http://www.cbc.ca/news/canada/ottawa/story/2007/01... http://www.accessatlanta.com/AccessAtlanta-sharing... http://broadwayworld.com/article/Holiday_Wonders_C... http://www.buffalonews.com/2010/05/30/1066022/song... http://www.buffalonews.com/song__dance_spectacular... http://www.businessinsider.com/chinese-traditional... http://articles.chicagotribune.com/ng%C3%A0y http://www.concertonet.com/scripts/review.php?ID_r... http://www.davidhkochtheater.com/moreinfoSY.html